Đáp Án Bài tập Đọc hiểu đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em Mới nhất

Giải Kinh Nghiệm Hướng dẫn Bài tập Đọc hiểu đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em Mới Nhất

Pro đang tìm kiếm từ khóa Bài tập Đọc hiểu đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em được Update vào lúc : 2022-04-22 07:35:18 . Với phương châm chia sẻ Bí kíp Hướng dẫn trong bài viết một cách Chi Tiết Mới Nhất. Nếu sau khi đọc tài liệu vẫn ko hiểu thì có thể lại Comment ở cuối bài để Mình giải thích và hướng dẫn lại nha.

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và hiểu được cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: Cụ thể:

a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận: sự thể hiện của cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường thể hiện qua cuộc sống của gia đình hàng chài trong truyện ngắn Chiếc ngoài ngoài xa của Nguyễn Minh Châu..(0,25)

b/ Thân bài: (3,50)

– Khái quát tác phẩm:hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, sơ lược cốt truyện…(0,25)

– Giải thích: (0,5)

           + Cảm hứng triết luận là bình luận, lí giải, phân tích về một vấn đề thông qua hình tượng nghệ thuật.

 + Nhân bản nghĩa là căn bản đạo đức của con người 

– Phân tích: (2,25)

 +Cái nhìn hiện thực mới mẻ:

Sớm ý thức được nhu cầu đổi mới nền văn học và nhu cầu của mình, từ cảm hứng sử thi – lãng mạn thời chiến tranh, Nguyễn Minh Châu chuyển dần sang cảm hứng triết luận với những vấn đề đạo đức và giá trị nhân bản đời thường. Ông từ biệt con đường mòn của nền văn học “mô phỏng” trước đây để tìm cách khám phá đời sống mới với những phương diện cảm nhận mới. Cuộc sống mới đòi hỏi nhà văn phải nhận thức lại hiện thực. Hiện thực của Chiếc thuyền ngoài xa không phải là khung cảnh chiến trường ác liệt cùng những chiến công vang dội của những thanh niên xung phong vừa rời ghế nhà trường phổ thông, mà là hiện thực trần trụi đời thường mà con người phải đối mặt. Cái nhìn hiện thực đa chiều giúp Nguyễn Minh Châu nhận ra đời sống con người với những quy luật tất yếu và cả những nghịch lí không ai có thể đoán biết được. Ông trăn trở, xót xa cho những mảnh đời méo mó, tối tăm, lạc hậu. Trở về với đời thường, ông vẫn canh cánh đi tìm vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người dù cho họ đang lâm vào hoàn cảnh đáng sợ nhất.

+ Sự thể hiện cảm hứng triết luận đời thường trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”:

++Vẻ đẹp đời thường của thiên nhiên: Đó là “cảnh trời cho” – một sự ngẫu hứng của thiên nhiên hay đó là một bức hoạ kì diệu và hiếm hoi mà con người vô tình bắt gặp được? Đó là dụng công của tạo hoá cũng là cái may mắn trong cuộc đời nghệ thuật mà không phải người nghệ sĩ nào cũng may mắn “chớp” được. Cái đẹp đời thường thông qua lăng kính của người nghệ sĩ sẽ “lột xác” thành cái đẹp của nghệ thuật.

++Đời thường của những người lao động cực nhọc quanh năm chỉ có thể được phát hiện bằng con mắt trần trụi, không che đậy, không áp đặt chủ quan. Người nghệ sĩ trong quá trình đi tìm cái đẹp cần có góc “nhìn gần” để hiểu sâu, hiểu đúng bản chất của hiện thực.

Người đàn bà xấu xí, bất hạnh, sẵn sàng nộp mình cho người chồng bạo ngược, dữ dằn bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ mờ sương là hiện thực kinh hoàng, bất ngờ nhất đối lập với cái đẹp. Nó khiến cho người nghệ sĩ “chết lặng” bởi đằng sau cái đẹp huyền ảo là cái xấu xa, tàn bạo đến không ngờ. Đó cũng là triết lí ngầm ẩn cùa nhà văn về mặt trái của cuộc đời: những nghịch lí đau lòng, không lí giải nổi. Cuộc sống luôn có hai mặt song hành là đẹp – xấu, thiện – ác, thực – mộng, gần – xa, tất nhiên – ngẫu nhiên…

Người đàn bà chịu để cho chồng đánh có lẽ là một giải pháp tốt cho hoàn cảnh của chị lúc đó. Những điều giản dị nhất của cuộc sống lại được đánh đổi bằng sự hi sinh cao cả của người mẹ, người vợ : “vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”.

Người phụ nữ đó cam chịu như vậy là bởi vì chị cần người đàn ông – chỗ dựa vững chắc nhất cho một gia đình nhỏ lênh đênh; chị cần sống cho con cái và hạnh phúc nhỏ nhoi bởi cuộc sống trên thuyền cũng có lúc hoà thuận, vui vẻ… Như vậy trong đời thường, cảnh ngộ mỗi người là khác biệt, không thể đem cái bình thường để xét đoán cái bất thường được. Người đàn bà trong truyện chính là người giàu đức hi sinh, am hiểu sâu sắc lẽ đời và giàu lòng vị tha.

++Đời thường là cái đang tiếp diễn, chưa hoàn chỉnh với những biến đổi. Người chồng vũ phu trước đây thực ra là con người “hiền lành”, ‘‘không bao giờ đánh đập”. Nhưng vì đông con, nghèo túng mà anh ta đánh mất chính mình, trở thành kẻ tàn nhẫn, vô cảm. Như vậy, hoàn cảnh đã làm thay đổi bản chất vốn tốt đẹp của con nguời. Con người như một sản phẩm của cái tha hoá. Nhân vật được nhà văn cấu trúc với tất cả sự phức tạp của nó, con người vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của cuộc sống đầy tăm tối. Người chồng cục súc nhưng vợ anh hiểu rằng chỉi vì áp lực cuộc sống quá lớn khiến con người bức xúc, cần được giải toả.

+ Nghệ thuật thể hiện:(0,5)

      ++ Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

    ++ Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.

     ++Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

c/ Kết bài:(0,25)

-Chiếc thuyền ngoài xa mang dấu ấn rõ nét phong cách Nguyễn Minh Châu. Vấn đề được nhà văn quan tâm thể hiện kín đáo qua hình tượng các nhân vật.

          – Giá trị nhân sinh của tác phẩm chính là sự thể hiện cụ thể, chân thực cuộc sống lam lũ của người hàng chài, đồng thời hiện thực đa chiều của cuộc sống cũng đặt ra yêu cầu nghệ sĩ phải nhìn sâu, nhìn kĩ vào cuộc sống để nhận ra bản chất của nó và sống sâu sắc hơn.

(4.00)

(3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Đùng nói cuộc đời mình tẻ nhạt

Nhé em!

Hạnh phúc ở trong những điều giản dị

Trong ngày

Trong đêm

Đừng than phiền cuộc sống, nhé em!

Hạnh phúc ngay cả khi em khóc

Bởi trái tim biết buồn là trái tim biết vui

Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

Em ơi!

Là tiếng xe về mỗi chiều của bố

Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ

Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no

Hạnh phúc là đêm về không có tiếng mẹ ho

Là ngọn đèn khuya soi tương lai em sáng

Là điểm mười đỏ tươi mỗi khi lên bảng

Là ánh mắt một người như lạ… như quen…

Hạnh phúc là khi mình có một cái tên

Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt

Nhé em!

Tuổi mười tám còn khờ khạo lắm

Đừng cố vẽ tô một chân trời xa toàn màu hồng thắm

Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.

(Trích Hạnh phúc –Tác giả Thanh Huyền, nguồn internet)

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, hạnh phúc bình thường và giản dị là những gì? (0,5 điểm)

Câu 3: Hình ảnh một chân trời xa toàn màu hồng thắm diễn tả điều gì ? (0,25 điểm)

Câu 4: Anh/ chị có suy nghĩ như thế nào về lời nhắn nhủ của tác giả: Đùng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em! Đừng than phiền cuộc sống, nhé em! (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) (0,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

“Xã hội là do các nhóm người, các cá nhân họp lại mà thành. Các nhóm người và cá nhân khác nhau đủ thứ. Trong gia đình, muốn yên ấm, con cái nhẫn nhịn mẹ cha, anh em nhẫn nhịn nhau, chị dâu nhẫn nhịn e chồng… tự nhiên có được gia đình đoàn tụ. Trong xã hội, muốn duy trì xã hội con người thường nhẫn nhịn, tự kiềm chế. Nhẫn nhịn là chất keo kết dính mọi người, làm nảy sinh các phẩm chất tốt đẹp như lòng vị tha, đức hi sinh, tình chung thủy, ý thức chuộng tin nghĩa. Bất kì lúc nào người khác làm tổn thương mình, nhẫn nhịn là cách giải quyết tốt đẹp nhất. Người xưa nói: “Nhịn nhất thời gió yên sóng lặng. Lùi một bước trời biển mênh mông”. Người nông nổi không biết kiềm chế, thường đẩy các quan hệ vào ngõ cụt , tạo thành những kết cục xấu. Quan hệ người và người vốn rất mong manh. Một lời nói sơ suất , một cái nhìn chế nhạo nỗi đau người khác, một lần phản bội, đều vô tình phá vỡ quan hệ và thai nghén các mâu thuẫn, xung đột. Kẻ xúc phạm người khác là kẻ yếu và trước sau sẽ bị cô lập”.

(Trích Nhẫn nhịn – phẩm chất của kẻ mạnh, Mạnh Chiêu Quân, Sách giáo khoa Ngữ văn 11, nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục đào tạo, 2007, trang 154-155)

Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,25 điểm)

Câu 6: Theo tác giả, nhẫn nhịn có tác dụng gì? (0,25 điểm)

Câu 7: Thao tác lập luận chính nào được sử dụng trong đoạn trích? Nêu tác dụng của thao tác lập luận đó. (0,5 điểm)

Câu 8: Đoạn trích đã gợi ý cho anh/ chị suy nghĩ như thế nào về hậu quả của việc không biết kiềm chế? (trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng) (0,5 điểm)

Video Bài tập Đọc hiểu đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em ?

Bạn vừa tham khảo bài viết Với Một số hướng dẫn một cách chi tiết hơn về Review Bài tập Đọc hiểu đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em mới nhất

Chia Sẻ Link Download Bài tập Đọc hiểu đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em miễn phí

Pro đang tìm một số Chia Sẻ Link Cập nhật Bài tập Đọc hiểu đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em Free.

Giải đáp thắc mắc về Bài tập Đọc hiểu đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em

Nếu Bạn sau khi đọc bài viết Bài tập Đọc hiểu đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em , bạn vẫn chưa hiểu thì có thể lại bình luận ở cuối bài để Tác giả giải thích và hướng dẫn lại nha
#Bài #tập #Đọc #hiểu #đừng #nói #cuộc #đời #mình #tẻ #nhạt #nhé

Exit mobile version