Giải Kinh Nghiệm Hướng dẫn Bài tập tiếng việt trang 46, 47, 48 sách bài tập ngữ văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo Mới Nhất
Pro đang tìm kiếm từ khóa Bài tập tiếng việt trang 46, 47, 48 sách bài tập ngữ văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo được Update vào lúc : 2022-02-25 10:46:28 . Với phương châm chia sẻ Thủ Thuật Hướng dẫn trong bài viết một cách Chi Tiết 2022. Nếu sau khi đọc tài liệu vẫn ko hiểu thì có thể lại bình luận ở cuối bài để Admin giải thích và hướng dẫn lại nha.
a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những nơi cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
- Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 1
Đọc từng cặp câu sau:
a1. Đôi khi, chim bay lên.
a2. Đôi khi, những bầy chim hoang dại bay vù lên một loạt.
b1. Trên những ngọn cây già nua, lá vàng khua.
b2. Trên những ngọn cây già nua, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ.
c1. Tóc mẹ đen và dày.
c2. Tóc mẹ đen và dày, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối.
Em hãy:
– So sánh nghĩa của từng cặp câu trên.
– Xác định nguyên nhân khiến cho nghĩa của từng cặp câu khác nhau.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xác định
Lời giải chi tiết:
Trong từng cặp câu trên, các câu a2, b2, c2 trong từng cặp có chủ ngữ được cấu tạo là cụm danh từ, vị ngữ được cấu tạo là một cụm động từ với nhiều thông tin chi tiết hơn các câu a1, b1, c1
Phân tích chi tiết:
a1. Đôi khi, chim (CN) / bay lên (VN).
a2. Đôi khi, những bầy chim hoang dại (CN) / bay vù lên một loạt (VN).
b1. Trên những ngọn cây già nua, lá vàng (CN) / khua (VN).
b2. Trên những ngọn cây già nua, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng (CN) / đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ (VN).
c1. Tóc mẹ (CN) / đen và dày (VN).
c2. Tóc mẹ (CN) / đen và dày, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối (VN).
Câu 2
Cho từng cặp câu sau:
a1. Giọng bà trầm bổng, ngân nga.
a2. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.
b1. Cô Gió khẽ lách qua khe cửa kính.
b2. Cô Gió nhẹ nhàng khẽ lách qua khe cửa kính.
c1. Con chim đã không cứu được nó.
c2. Con chim cánh to cánh nhỏ đã không cứu được nó.
d1. Con vật lồng lộn.
d2. Con vật bỗng lồng lộn khắp phòng, như đau đớn, như căm phẫn.
đ1. Chú cừu cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
đ2. Chú cừu trắng muốt hiền lành cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
Em hãy:
a. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu trên.
b. Câu thứ hai trong từng cặp câu trên có thành phần nào được mở rộng bằng cụm từ? Xác định loại cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ) được dùng để mở rộng trong những câu ấy. Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ ấy để mở rộng các thành phần chính của câu.
Phương pháp giải:
Ôn lại kiến thức về từ loại
Lời giải chi tiết:
a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ:
a1. Giọng bà/trầm bổng, ngân nga.
a2. Giọng bà/trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.
b1. Cô Gió/khẽ lách qua khe cửa kính.
b2. Cô Gió/nhẹ nhàng khẽ lách qua khe cửa kính.
c1. Con chim/đã không cứu được nó.
c2. Con chim cánh to cánh nhỏ/đã không cứu được nó.
d1. Con vật/lồng lộn.
d2. Con vật/bỗng lồng lộn khắp phòng, như đau đớn, như căm phẫn.
đ1. Chú cừu/cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
đ2. Chú cừu trắng muốt hiền lành/cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
đ2. Chú cừu trắng muốt hiền lành/cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
b.
Câu a2 có một phần vị ngữ được mở rộng bằng cụm từ ngân nga như tiếng chuông.
Câu b2 biến vị ngữ của câu từ một cụm động từ đơn giản thành một cụm động từ có thông tin chi tiết, cụ thể.
Câu c2 biến chủ ngữ của câu từ một cụm danh từ đơn giản thành một cụm danh từ có thông tin chi tiết, cụ thể.
Câu d2 biến vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm động từ.
Câu đ2 biến vị ngữ của câu từ một cụm động từ đơn giản thành một cụm động từ có thông tin chi tiết, cụ thể, biến chủ ngữ của câu từ một cụm danh từ đơn giản thành một cụm danh từ có thông tin chi tiết, cụ thể.
Câu 3
Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây. Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc cả hai thành phần chính trong các câu ấy. Sau đó so sánh đề làm rõ sự khác biệt nghĩa giữa câu mở rộng và câu trước khi mở rộng.
a. Mưa rơi.
b. Chim chao mình sát mặt nước, nghiêng ngó.
c. Gió nổi lên.
d. Thầy giáo Cóc nhìn Ếch Cốm.
đ. Tiếng hát vang lên:
Dung dăng dung dẻ,
Chúng ta vui vẻ,
Đến lớp học hành.
Phương pháp giải:
Đọc và xác định
Lời giải chi tiết:
Xác định chủ ngữ, vị ngữ
a. Mưa/rơi.
b. Chim/chao mình sát mặt nước, nghiêng ngó.
c. Gió/nổi lên.
d. Thầy giáo Cóc/nhìn Ếch Cốm.
đ. Tiếng hát/vang lên:
Dung dăng dung dẻ,
Chúng ta vui vẻ,
Đến lớp học hành.
Mở rộng câu:
a. Những hạt mưa ngoài hiên nhà/rơi tí tách.
b. Những chú chim/chao mình sát mặt nước, nghiêng ngó.
c. Những cơn gió/nổi lên cuồn cuộn.
d. Thầy giáo Cóc/nhìn Ếch Cốm thật trìu mến.
đ. Tiếng hát/vang lên thật trong trẻo:
Dung dăng dung dẻ,
Chúng ta vui vẻ,
Đến lớp học hành.
Câu 4
Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau:
a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những nơi cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)
b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.
(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về phép so sánh
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Phép so sánh trong các đoạn văn:
a.
Những nơi cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua
Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc
=> Tác dụng: làm câu văn thêm sinh động, gợi tả, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức vóc cường tráng của Dế Mèn, đồng thời thể hiện thái độ kiêu căng, hóm hỉnh.
b.
Khu vườn là món quà bất tận của tôi.
Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.
=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ hơn về giá trị của thiên nhiên đối với cuộc sống của nhân vật tôi.
Câu 5
Nối thành ngữ (cột A) với phần giải thích nghĩa tương ứng (cột B):
A (Thành ngữ)
B (Nghĩa của thành ngữ)
1. Tắt lửa tối đèn
a. Chỉ tính chuyện tạm bợ trước mắt, không suy nghĩ đến chuyện lâu dài
2. Hôi như cú
b. Tiết kiệm, tằn tiện trong tiêu dùng, để dành tiền làm việc khác
3. Ăn xổi ở thì
c. Khen ai làm gì rất nhanh
4. Thắt lưng buộc bụng
d. Hôi hám, có ý chê bai, chế giễu
5. Nhanh như cắt
đ. Lúc khó khăn, hoạn nạn cần đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về thành ngữ
Lời giải chi tiết:
Nối từ: 1- đ, 2- d, 3- a, 4- b, 5- c
Câu 6
Cụm từ sực nhớ trong đoạn văn sau có thể được thay bằng những cách diễn đạt khác như tha thiết nhớ, bồi hồi nhớ không? Hãy lý giải câu trả lời của em.
May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà. Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
Phương pháp giải:
Thử thay “sực nhớ” bằng “tha thiết nhớ” hay “bồi hồi nhớ” xem có thay đổi ý nghĩa văn bản hay không
Lời giải chi tiết:
– Cụm từ sực nhớ trong đoạn văn sau không thể được thay bằng những cách diễn đạt khác như tha thiết nhớ, bồi hồi nhớ.
* Bởi vì: tha thiết nhớ, bồi hồi nhớ không diễn tả được như từ sực nhớ.
Cụm từ tha thiết nhớ, bồi hồi nhớ không diễn tả được đúng với hoàn cảnh của sự xuất hiện bất ngờ của nỗi nhớ quê hương trong tâm trạng của nhân vật Bọ Dừa.
Từ sực nhớ thể hiện sự việc bất ngờ ập đến. Trước đó Bọ Dừa chưa từng có ý định về quê. Tuy nhiên giọt sương đêm lạnh toát rơi bộp xuống cổ có thể đã khiến Bọ Dừa nhớ lại trải nghiệm tương tự ở quê nhà, vì vậy nỗi nhớ quê cũng theo đó mà ập đến.
Reply
5
0
Chia sẻ
Review Bài tập tiếng việt trang 46, 47, 48 sách bài tập ngữ văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo ?
Bạn vừa tham khảo bài viết Với Một số hướng dẫn một cách chi tiết hơn về Video Bài tập tiếng việt trang 46, 47, 48 sách bài tập ngữ văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo mới nhất
Chia Sẻ Link Down Bài tập tiếng việt trang 46, 47, 48 sách bài tập ngữ văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo miễn phí
Bạn đang tìm một số Share Link Down Bài tập tiếng việt trang 46, 47, 48 sách bài tập ngữ văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo miễn phí.
Giải đáp thắc mắc về Bài tập tiếng việt trang 46, 47, 48 sách bài tập ngữ văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo
Nếu Bạn sau khi đọc bài viết Bài tập tiếng việt trang 46, 47, 48 sách bài tập ngữ văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo , bạn vẫn chưa hiểu thì có thể lại Comment ở cuối bài để Admin giải thích và hướng dẫn lại nha
#Bài #tập #tiếng #việt #trang #sách #bài #tập #ngữ #văn #tập #chân #trời #sáng #tạo